LỄ KỈ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG MANG TÊN NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN HƯU
LỄ KỈ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP
TRƯỜNG MANG TÊN
NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN
HƯU
Thạc
sĩ Lê Đình Sinh
Bí thư đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường.
Ngày 22
tháng 8 năm 1963 trường cấp 3 Thiệu Hoá được thành lập theo Quyết định của UBHC
tỉnh Thanh Hoá, ngôi trường cấp 3 đầu tiên của huyện. Đây là niềm hạnh phúc cho
con em trong huyện Thiệu Hoá và cả con em các xã phía Đông nam huyện Yên Định
vì có điều kiện đi học thuận lợi hơn. Năm học đầu tiên, trường phải mượn địa điểm
của trường cấp 2 Thiệu Hoá, bàn ghế, giường tủ làm việc tiếp quản của trường
BTVH, CSVC của trường gần như không có gì, trường có 3 lớp (1 lớp 9 chuyển từ trường cấp 3 Lam Sơn về và 2 lớp 8 với tổng số học
sinh 148, tổng số CBGV, NV là 11 người, thầy giáo Nguyễn Văn Châm là Hiệu trưởng).
Năm học 1964-1965 trường đã đủ 3 khối với 6 lớp - 314 học sinh, được sự quan
tâm UBHC huyện Thiệu Hoá đã quyết định xây trường mới tại xã Thiệu Vận (Địa điểm của trường hiện nay).Trải qua
bao thăng trầm của lịch sử, trường đã nhiều lần sơ tán di chuyển địa điểm, chia
tách, sáp nhập, đổi tên. Giặc Mỹ đánh phá Thanh hoá ác liệt diễn ra ở nhiều
nơi, ngày 06-5-1965 trường sơ tán lần thứ
nhất: HS thuộc hữu ngạn sông Chu thì học tại làng Khoai xã Thiệu Vận, HS thuộc
tả ngạn sông Chu học tại làng Đỉnh Tân xã Thiệu Phú, BGH vẫn làm việc ở xã Thiệu
Vận. Năm học 1965-1966 trường sơ tán lần 2: Bộ phận ở Thiệu Vận phải di chuyển
đi Thiệu Hoà một thời gian, rồi về Thiệu Tâm; bộ phận ở Thiệu Phú phải di chuyển
đi Thiệu Long, rồi lại chuyển đến Thiệu Nguyên. Trong những năm học 1966-1967,
1967-1968 trường vẫn phải học ở những nơi sơ tán, ngôi trường mới xây dựng xong
được sử dụng làm kho chứa lương thực để vận chuyển đi phục vụ cho chiến trường
phía Bắc. Do số HS tăng nhanh, năm học 1968-1969 UBHC tỉnh và Ty Giáo dục quyết
định tách trường thành 2 điểm: Trường Cấp 3 Thiệu Hoá 1(gồm HS sơ tán ở Thiệu Tâm) do thầy Nguyễn Văn Châm làm hiệu trưởng
và Cấp 3 Thiệu Hoá 2 (Gồm HS sơ tán ở Thiệu
Nguyên) do thầy Đỗ Như Phùi - Bí thư Chi bộ làm Hiệu phó phụ trách trường.
Hai trường có con dấu riêng, đội ngũ giáo viên cũng có quyết định về làm việc ở
từng trường dưới sự điều hành của hai BGH riêng biệt. Năm học 1969-1970 HS trường
Thiệu Hoá 1 chuyển về nơi trường mới xây dựng ở Thiệu Vận, còn trường Thiệu Hoá
2 ở Thiệu Nguyên được chuyển về xây dựng ở xã Thiệu Hưng, do việc xác định địa
điểm chưa thống nhất nên chưa được cấp vốn xây dựng, vì vậy năm học 1970-1971
trường Thiệu Hoá 2 lại chuyển sang học tại Thiệu Vận, trường Thiệu Hoá 1 học buổi
sáng, trường Thiệu Hoá 2 học buổi chiều, BGH và GV trường Thiệu Hoá 2 phải ở
nhà dân thuộc xã Thiệu Vận và Thiệu Đô. Tháng 02-1971 Ty Giáo dục quyết định nhập
2 trường thành một, thầy Nguyễn Văn Châm là Hiệu trưởng, thầy Đỗ Như Phùi làm
Hiệu phó, trường sử dụng con dấu chung là Thiệu Hoá 1. Ngày 14-4-1972 trường sơ
tán lần thứ 3: 8 lớp ở phía Đông hữu ngạn sông Chu sơ tán về xã Thiệu Vân do thầy
Đỗ Như Phùi phụ trách; 10 lớp phía Tây Nam hữu ngạn sông Chu sơ tán tại Thiệu
Tâm, sau chuyển về Thiệu Lý do thầy Vũ Đình Hào phụ trách; 8 lớp tả ngạn sông
Chu sơ tán về Thiệu Công, rồi Thiệu Phú, sau về Thiệu Hưng do Thầy Nguyễn Ngọc
Thái phụ trách. Năm học 1972-1973 Ty Giáo dục Thanh hoá quyết định tách trường
lần hai: HS ở Thiệu Vân, Thiệu Lý thuộc trường cấp 3 Thiệu Hoá 1 do thầy Đỗ Như
Phùi làm Hiệu trưởng (Khi đó Thầy Nguyễn
văn Châm đã chuyển làm Hiệu trưởng trường SP BTVH của tỉnh); HS ở Thiệu
Hưng học ở trường Thiệu Hoá 2 do thầy Nguyễn Ngọc Thái phó hiệu trưởng phụ
trách và quyết định tiếp tục xây dựng trường ở xã Thiệu Hưng. Ngày 05-7-1977
huyện Thiệu hóa chia tách một nửa bên tả ngạn sông Chu gộp vào huyện Yên Định
thành huyện Thiệu Yên, nửa bên hữu ngạn sông Chu gộp vào huyện Đông Sơn thành
huyện Đông Thiệu, rồi đổi thành huyện Đông Sơn. Số HS của trường ngày càng tăng
nhanh, ngoài các lớp phổ thông năm học 1979-1980 trường còn có hàng chục lớp
BTVH, vì vậy vào thời gian này Huyện đã đề nghị Ty Giáo dục cho mở thêm phân hiệu
trường tại Thiệu Chính, HS 5 xã phía Tây của huyện học tại đây, do thầy Bùi Sĩ
Tần Hiệu phó phụ trách. Năm học 1983-1984 trường đổi tên thành trường PTTH Đông
Sơn 2. Năm học 1984-1985 Phân hiệu Thiệu Chính được quyết định thành trường
PTTH Đông Sơn 3. Niềm vui nối tiếp niềm vui, cuối năm 1993 khu nhà học cao tầng
đầu tiên được hoàn thành và ngày 07-12-1993 UBND tỉnh thanh Hóa có quyết định đổi
tên trường thành trường THPT Lê Văn Hưu, trường mang tên Nhà Sử học đầu tiên -
Danh nhân văn hóa quốc gia. Đây là niềm vinh hạnh và sự tự hào của thầy và trò
nhà trường và cũng từ đây thầy trò càng quyết tâm cao hơn trong thực hiện nhiệm
vụ dạy học và giáo dục để tiếp nối lịch sử truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
Kính
thưa các quý vị đại biểu!
Những
năm tháng chiến tranh ác liệt từ năm 1963 đến 1975, dù thiếu thốn, khó khăn
trăm bề, trường phải vừa dạy học vừa lao động, vừa học tập vừa tham gia kháng
chiến nhưng dưới sự lãnh đạo của BGH nhà trường qua các thời kỳ cùng các thế hệ
cán bộ, giáo viên, học sinh của trường đã nối tiếp nhau viết lên truyền thống
hiếu học, học giỏi, truyền thống yêu nước và cách mạng, đào tạo được các thế hệ
học sinh thành những người công dân tốt, chiến sĩ tốt, cán bộ tốt đóng góp cho
sự nghiệp cách mạng. nhà trường vẫn phát huy được phong trào dạy tốt, học tốt,
giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc. Nhiều thầy giáo và học sinh
của nhà trường đã tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và trong số đó
nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường trở thành liệt sĩ mà Tổ quốc
ta, nhân dân ta đời đời biết ơn. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 12 năm đầu đã
có 614 học sinh tham gia nghĩa vụ quân sự và trong số đó có 51 học sinh hy sinh
trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Phát huy kết quả học tập, rèn luyện từ mái
trường, với sự phấn đấu không ngừng nhiều học sinh của nhà trường sau này đã giữ
những cương vị lãnh đạo cao của Đảng và Nhà nước, trở thành các nhà giáo dục,
các nhà khoa học, những cán bộ trong lực lượng vũ trang như Anh hùng lực lượng
vũ trang Lê Khắc Xuân; nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Tống Văn Nga; PGS, Tiến sĩ
La Khắc Hoà nguyên Phó chủ nhiệm khoa Văn trường ĐHSP I Hà Nội; Tiến sĩ Lê Văn
Diêu nguyên Phó Chủ nhiệm uỷ ban các vấn đề XH của Quốc hội; Tiến sĩ Vũ Văn
Dũng nguyên Cục trưởng cục nuôi trồng thuỷ sản Bộ NN-PTNT; Nguyên Phó Ban Tổ chức
Trung ương Đảng Nguyễn Ngọc Lâm; nguyên Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban TCTU
Phùng Bá văn, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Huyện Uỷ Thiệu Hoá Đào Ngọc Ngọ;
nhiều CHS giữ chức vụ Giám đốc, Phó GĐ các Sở như anh Nguyễn Xuân Dũng, Trần
Hoà, Vũ Đình Sinh, Trần Quang Trung, Nguyễn Văn Ngọc; Trung tướng Công an Nguyễn
Xuân Mười, Lê Văn Đệ; Cán bộ cao cấp Bộ Công an Dương Viết Bảy; nhiều CHS là chủ
tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp như anh Lê Thiện Loát, Phan
Văn Bảy( Thiệu Giao) …vv…
Đất nước giải phóng, hoà bình lập lại giai đoạn từ năm 1975
đến 1993 hòa trong không khí xây dựng và đổi mới của đất nước, nhà trường bước
vào giai đoạn mới: Phong trào thi đua hai tốt, xây dựng trường tiên tiến, tổ
lao động xã hội chủ nghĩa, đưa lao động sản xuất vào nhà trường làm cho khung cảnh
nhà trường nhộn nhịp đông vui. Phong trào học tập, lao động xây dựng CSVC sau
chiến tranh tàn phá đã làm cho bộ mặt nhà trường thay đổi toàn diện. Khi này số
lượng học sinh tăng nhanh, chất lượng dạy học được khẳng định, có nhiều giáo
viên đạt danh hiệu giỏi cấp tỉnh như thầy La Đức Thuyết, thầy Nguyễn Hữu Thiềng,
cấp huyện như thầy Lê Quang Hưng, Thầy Trần Văn Kiên, Thầy Thiều Sĩ Nhự …, Nhiều
thầy cô với sự tâm huyết, với lòng yêu nghề đã vinh dự được ghi tên mình trong
bảng vàng danh dự về thành tích học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi miền Bắc,
trong kì thi tuyển sinh đại học.
Trong giai đoạn này tỉ lệ đậu tốt nghiệp từ 90 – 98%, nhiều
học sinh đậu đại học với số điểm cao, tiêu biểu năm 1986-1987 có 4 HS đậu đại học
nước ngoài, HS Phạm Thế Quân đạt điểm cao nhất của liên khu 4; thi HSG cấp tỉnh
nhiều học sinh đạt giải cao, nhiều đội tuyển xếp thứ hàng đơn vị toàn tỉnh, điển
hình năm học 1990-1991 đội Vật lý khối 12 xếp thứ nhất toàn tỉnh, HS Nguyễn Văn
Khang đạt giải nhất( Thầy Nguyễn Hồng Tuấn dạy); năm học 1991-1992 đội Sinh vật
và Lịch sử xếp thứ nhất toàn tỉnh; năm học 1992-1993 HS Võ Hải Thanh đạt giải
nhất Toán lớp 11( Thầy La Đức Quang dạy). Tiếp nối truyền thống của lớp cha,
anh đi trước nhiều anh, chị cựu học sinh đã vươn lên trong các lĩnh vực công
tác trở thành ngững người lao động giỏi, sáng tạo, những công dân tốt, những kỹ
sư, bác sĩ, nhà giáo, tiến sĩ, nhà doanh nghiệp giỏi, nhà lãnh đạo giữ các chức
vụ trọng trách của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và doanh nghiệp góp phần
xây dựng quê hương và kiến thiết đất nước ngày càng tươi đẹp làm rạng danh
trang sử truyền thống của nhà trường. Cho phép tôi được nêu tên một số anh, chị
đại diện: Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghị (Quê
Minh Tâm), Nguyễn Ngọc Phương (Quê
Thiệu Hoà), Thiếu tướng Phạm Văn Hùng( Xã Minh Tâm); Anh Lê Quang Hùng TV tỉnh
uỷ, Trưởng ban TC TU Thanh Hoá( Quê Thiệu giao); PGS, tiến sĩ, TTND Hà Hữu Tùng
Giám đốc BV Bộ NN-PTNT( xã Thiệu Tân), PGS, TS Nguyễn Hoa Du, TTUT Nguyễn Trọng
Cường, tiến sĩ La Đức Dũng Phó Tổng cục Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tiến sĩ Trần
Văn Kiên, tiến sĩ giảng viên cao cấp Nguyễn Trọng Doanh, tiến sĩ La Quán Trường,
tiến sĩ Nguyễn Anh Toán Phó tổng Giám đốc công ty than Miền Bắc…; Từ mái trường này, hàng chục ngàn học sinh vẫn đang tiếp
tục phấn đấu và rèn luyện trên khắp mọi miền tổ quốc, nhưng dù ở cương vị nào
chắc chắn, trong sâu thẳm trái tim họ vẫn dành một phần nhớ về ngôi trường yêu
dấu với biết bao kỷ niệm khó quên như một hành trang để không ngừng cố gắng làm
rạng rỡ quê hương Thiệu Hóa mến yêu.
Trong
giai đoạn mới, từ năm 1993 đến nay kiên trì với sứ mệnh: Phát hiện, bồi
dưỡng học sinh giỏi đi đôi với giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo những công
dân mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, lành mạnh về lối sống; tạo tiền
đề để đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước,
thực hiện đổi mới giáo dục nhà trường đặt mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục
hiện đại ngang tầm với các trường THPT tốp đầu cả tỉnh; từng bước đổi mới công
tác quản lí, công tác giảng dạy và học tập; đẩy mạnh giao lưu và hợp tác với
các trường trong tỉnh, trong nước nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giáo
viên và năng lực học tập của học sinh; thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo những
công dân có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của
BGH đội ngũ nhà giáo, cán bộ nhân viên nhà trường ngày càng lớn mạnh cả về phẩm
chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ, cũng như năng lực làm việc, ngày càng đáp ứng
tốt hơn theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Với tâm huyết nghề nghiệp, sự nổ
lực phấn đấu nhiều thầy cô giáo đã được lưu danh trong bảng vàng danh dự trong
các lĩnh vực công tác. Nhiều thầy cô có HS đạt giải HSG quốc gia như Cô Lê Thị
Bình có HS Nguyễn Thị Trang đạt giải KK môn Lịch Sử; thầy Lê Đình Sinh có HS Lê
Đình Giáp đạt giải nhì Casio Hoá học; thầy Lại Văn Khoa có HS Nguyễn Hồng Lĩnh
đạt giải KK casio Vật lý; thầy Phạm Văn Tuyếnh có Hs Nguyễn Văn Tuấn đạt giải
KK Casio Vật lý, thầy Nguyễn Phi Tuấn có HS Nguyễn Đình Dũng đạt giải KK Casio
Toán học. Nhiều thầy cô có HS đạt giải nhất kì thi HSG cấp tỉnh như thầy Phạm
Văn Tuyếnh, Nguyễn Hữu Thiềng, Lê Đình Sinh, Nguyễn Ngọc Khuê, Hoàng Ngọc
Tuyên, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Phi Tuấn, Phạm Đình Huệ, Nguyễn Quán Tập, cô Trịnh
Thị Thanh Hương, Vũ Thị Hải, Trần Thị Tuyết, Lê Thị Bình, Phan Thị Phượng, Nguyễn
Thị Hương, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Thu, Nguyễn Thị Hằng. Nhiều thầy cô có nhiều
HS xét tuyển đại học đạt điểm từ 27 điểm trở lên, có bài thi đạt điểm 10. Đặc
biệt các thầy cô có HS đậu thủ khoa các trường Đại học như HS Trần Văn Tú đạt
30/30 điểm thủ khoa trường ĐH GTVT năm 2005( Do thầy Trần Kim Hùng, Nguyễn Ngọc
Khuê và Vũ Linh Giang dạy); HS Nguyễn Thành Luân đạt 29,5 điểm thủ khoa HV Quân
Y năm 2010( do cô Trần Thị Tuyết, Vũ Thị hải, thầy Nguyễn Ngọc khuê dạy); HS
Nguyễn Hữu Thăng thủ khoa HV Bưu chính Viễn thông năm 2013( do Cô Thiều Thị Hà,
Lê Thị Thanh Vân và thầy Lê Đình Sinh dạy).
Học sinh
trường Lê Văn Hưu tự hào là những người có đạo đức, có tri thức, có nghị lực và
khát vọng vươn lên. Theo thống kê từ năm 2005 đến nay:
- Có 832
giải trong các kì thi HSG Cấp tỉnh và Quốc gia với 42 giải Nhất, 125 giải Nhì,
354 giải Ba và 311 giải Khuyến khích;
- Thi tốt
nghiệp liên tục hàng năm có từ 5 – 32 học sinh đạt điểm xét tuyển đại học từ 27
điểm trở lên; tỉ lệ tốt nghiệp đạt từ 95 – 100%.
- Ngoài
ra, học sinh trường THPT Lê Văn Hưu còn tỏa sáng trên các sân chơi truyền hình
uy tín: Đường lên đỉnh Olympia, giành nhiều vòng nguyệt quế tại
sân chơi Âm Vang Xứ Thanh do Đài truyền
hình Thanh Hóa kết hợp với Sở GD&ĐT tổ chức.
- Cùng với phong trào dạy
tốt, học tốt, các hoạt động khác của nhà trường cũng được chú trọng. Phong trào
TDTT, VN được duy trì và phát triển mạnh, hàng năm các đội tuyển tham gia Hội
khoẻ Phù Đổng huyện và tỉnh đều đạt giải; công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ
năng làm việc cho học sinh ngày càng được quan tâm.
Tiếp bước truyền thống vẻ vang của nhà trường, các thế hệ cựu
học sinh trong giai đoạn mới luôn khẳng định được vị thế của mình trên các lĩnh
vực công tác, đóng góp vào sự phát triển phồn vinh của quê hương, đất nước.
Trong gần 20 năm lại đây có khoảng 100 cựu học sinh là tiến sĩ, PGS; hàng nghìn
cựu HS là kỹ sư, bác sĩ; hàng trăm cựu HS giữ vai trò chủ chốt trong các cơ
quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, là cán bộ cao cấp trong lực lượng
vũ trang, hàng nghìn cựu HS là chủ các
doanh nghiệp, là những lao động giỏi, lao động sáng tạo. Xin được nêu tên đại
diện một số các anh, chị: Anh Lê Mạnh Hùng Tiến sĩ, Phó viện trưởng viện Công
nghiệp quốc phòng, anh Lê Hoàng Dương Cục phó cục đối ngoại Bộ Công an; anh Lê
Trường Giang - tỉnh uỷ viên, Giám đốc đài truyền hình Lào Cai, PGS, TS Lê Văn
Quân - Trưởng khoa, Bệnh viện 103, Đỗ Ngọc Đương- Tỉnh uỷ viên, Bí thư HU,
CTHĐND huyện Thuận Bắc, Bình Thuận, Lê Văn Trung- Bí thư HU huyện Cẩm Thuỷ,
Hoàng Trọng Cường PBT, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hoá; Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám
đốc, Giám đốc các doanh nghiệp lớn: Mai Anh Phương( Thiệu Trung), Nguyễn Nguyên
Ngọc (Thiệu Vận), Đỗ Trung Chuyên (Thiệu Đô), Đỗ Duy Hiếu (Thiệu Tân), Nguyễn
Linh Liên (Thiệu Vân), Lê Khắc Linh (Đông Thanh)… và còn rất nhiều tấm gương điển
hình khác nữa mà chúng tôi không thể nêu hết được. Tên tuổi của họ mãi
mãi được lưu trong những trang sổ vàng truyền thống của nhà trường để các thế hệ
học sinh trường THPT Lê Văn Hưu học tập noi theo.
Các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển về quy mô, nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục như cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường và các
hạng mục khác phục vụ cho việc dạy và học ngày càng được tăng cường. Từ những
phòng học tranh tre tạm bợ thời chiến trong những năm mới thành lập, sau nhiều
lần sơ tán với những địa điểm không cố định đến nay nhà trường đã có một khuôn
viên rộng hơn 21000m2 rất đẹp với vườn hoa cây cảnh, các dãy nhà học
cao tầng, các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng được trang bị theo hướng
hiện đại cơ bản đáp ứng được với nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, cùng với
sự nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên và các
thế hệ học sinh, những đóng góp của nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, các
cấp ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Huân
chương Lao động hạng Ba năm 2001;
- Bằng
khen Thủ Tướng Chính phủ; cờ thi đua, nhiều bằng khen của Bộ GD, của UBND tỉnh;
Năm 2015 trường được UBND tỉnh công nhận trường trường Chuẩn Quốc gia, Năm 2021
nhà trường được công nhận kiểm định CLGD cấp độ 2 và công nhận lại trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Nhiều Nhà giáo được Vinh danh, tặng thưởng
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, của UBND tỉnh; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến
sĩ thi đua cấp cơ sở cùng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác…!
- Đảng bộ
liên tục hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được nhiều lần Huyện ủy tặng giấy
khen, Tỉnh ủy tặng bằng khen.
- Công
đoàn nhà trường luôn đạt vững mạnh xuất sắc được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng
khen, Công đoàn GDVN, LĐLĐ tỉnh tặng cờ và bằng khen và nhiều giấy khen của CĐ
GD tỉnh.
- Đoàn
thanh niên luôn là tổ chức đoàn xuất sắc, được tặng cờ, bằng khen của TW Đoàn,
nhiều giấy khen của tỉnh đoàn, huyện đoàn.
- Tổ chức Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học
của nhà trường hoạt động tích cực có hiệu quả. Hội Chữ thập đỏ được tặng bằng
khen, giấy khen của Hội Chữ thập đỏ các cấp. Hội Khuyến học được tỉnh hội tặng
Bằng khen và nhiều giấy khen của huyện hội, Bằng khen của Trung ương hội..
Sáu mươi
năm là hành trình lao động và sáng tạo cũng là hành trình xây đắp, tạo dựng những
chân giá trị để tạo nên một thương hiệu Lê Văn Hưu hôm nay với những giá trị cốt
lõi: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Sáng tạo, Tự tôn. Tự hào
về những giá trị được tạo dựng và tiếp nối, nhiệt huyết với những sứ mệnh đã và
đang được thực hiện, vững tin vào tầm nhìn dẫn đường cho những hành trình đang
đến; tôi với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, có trách nhiệm cùng với hội đồng
sư phạm nhà trường sẽ nỗ lực không ngừng để biến trầm tích thành kì tích, giành
thêm những thành tích, xứng danh là “lá cờ đầu” của ngành Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa, xứng đáng với ngôi trường mang tên nhà Sử học, danh nhân văn hóa, với
sự kì vọng và niềm tin yêu của các cấp lãnh đạo và nhân dân trong huyện nhà.
Tập thể cán bộ
giáo viên hiện nay (2023)
Qua 60 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành trường
THPT Lê Văn Hưu hiện nay đã, đang và sẽ là địa chỉ tin cậy trên bản đồ giáo dục
tỉnh nhà cả về quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng giáo dục và hiệu quả
đào tạo. Có được những thành
tích vẻ vang trong những năm qua không chỉ là kết quả của quá trình lao động và
học tập miệt mài, say mê, sáng tạo của các thế hệ thầy và trò mà bên cạnh đó nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của
lãnh đạo tỉnh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thiệu Hóa, cùng với sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền
địa phương, sự chăm lo giúp đỡ tận tình của nhân dân, hội cha mẹ học sinh, các
đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thay mặt nhà trường, tôi
xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các cấp lãnh đạo, các cơ
quan, các tổ chức, cá nhân, các bậc phụ huynh và mong muốn tiếp tục nhận được sự
quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Đặt
biệt góp nên những trang sử vàng của ngôi trường THPT Lê Văn Hưu không thể
không kể đến sự đóng góp của các thế hệ học sinh trong nhà trường. Từ ngôi trường thân yêu này đã có biết bao thế hệ học
sinh trưởng thành. Dù ở bất cứ đâu, ở bất cứ cương vị công tác, bất cứ lĩnh vực
nào của cuộc sống, các thế hệ học sinh vẫn gắn bó với nhà trường, vẫn không
nguôi nhớ về trường xưa với những kỷ niệm đẹp đẽ của một thời cắp sách đến
trường, để rồi mỗi khi có dịp những người học trò ấy lại trở về tụ họp ôn lại
tình cảm bạn bè, thầy trò thân thiết, tri ân thầy cô và mái trường. Như những
đứa con trong một gia đình, khi đi xa luôn hướng về quê mẹ, cựu học sinh các
vùng miền đã thành lập các Ban liên lạc và có nhiều hoạt động thiết thực, ý
nghĩa góp phần xây dựng nhà trường. Hàng năm, nhà trường được đón các khóa, các
lớp học sinh trở về tổ chức kỷ niệm ngày ra trường, ủng hộ đóng góp xây dựng cơ
sở vật chất, Quỹ Khuyến học của nhà trường. Có thể nói để có được một khuôn
viên đẹp như hôm nay, có được trang thiết bị dạy học tốt góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy là nhờ sự đóng góp rất lớn từ cựu học sinh của nhà trường. Nhà
trường xin được ghi nhận những sự đóng góp ấy của các thế hệ cựu học sinh.
Sáu mươi năm, trải qua biết bao biến
cố thăng trầm của lịch sử, qua bao đổi thay, trường Phổ thông cấp III Thiệu Hóa - Phổ thông cấp III Thiệu Hóa 1 - THPT Lê Văn Hưu đã phát huy truyền thống cách mạng
của Thiệu Hóa, truyền thống hiếu học và học giỏi của Xứ Thanh, đã gặt hái được
những thành tích đáng tự hào. Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường là dịp để
nhà trường ôn lại chặng đường vẻ vang, đồng thời quyết tâm giữ gìn và phát huy
truyền thống, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, xứng đáng với niềm tin
của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà.